Giới thiệu máy thử nghiệm độ rung , hệ thống vibration testing system.
Máy thử nghiệm độ rung thuộc loại thử nghiệm môi trường . Thử nghiệm độ rung , chấn động rung chủ yếu kiểm tra sản phẩm dưới tác động của độ rung, các sản phẩm có gặp phải sự thay đổi nào về chất lượng sản phẩm hay không ? Thử nghiệm cũng cho biết mức độ hư hại của sản phẩm dưới tác động của yếu tố chấn động độ rung.Hiện tại của có nhiểu công ty có sử dụng thiết bị này . Và dĩ nhiên cũng có nhiều công ty đang có nhu cầu tìm hiểu và cần mua thiết bị này. Tuy nhiên có thể nhiều người chưa biết cách chọn máy đo độ rung như thế nào ?Dưới đây là 1 số ý kiến chia sẻ về cách chọn máy thử nghiệm chấn động rung.

Email: hongchoisauf1@gmail.com Hotline: 0933 688 551 (Mr.Thọ (zalo)) Wechat ID: thietbikps

Tiêu chí cần quan tâm khi chọn máy vibration testing system.
1. Vật mẫu thử nghiệm:
– Trọng lượng của vật mẫu
– Kích thước lớn nhỏ của vật mẫu
2. Điều kiện đo , điều kiện thử nghiệm.
– Thử nghiệm tần số (Frequency), biên độ (khoảng dời, gia tốc, tốc độ)
– Thử nghiệm độ thị sine , thử nghiệm random (thử nghiệm ngẫu nhiên).
Kết cấu và nguyên tắc hoạt động của máy thử nghiệm độ rung.
Máy thử nghiệm chấn động rung gồm 3 thành phần chính:
Hệ thống điều khiển (Vibration control) , bộ phận khuếch đại (Amplifier) và máy lắc rung (shaker).
Độ thị trên mô tả hệ thống đơn giản của máy thử nghiệm độ rung chấn động. Nguyên tắc làm việc cơ bán như sau: Trước tiên chúng ta nhập điều khiển thử nghiệm vào hệ thông điều khiển (Vibration control). Hệ thống điều khiển này sẽ chuyển tín hiệu đến bộ phận khuếch đại (Amplifier). Bộ phậ khuếch đại này sẽ truyền tín hiệu tới máy rung (shaker). Máy rung này sẽ làm cho bàn thử nghiệm hoạt động. Hệ thống điều khiển trong quá trình điều khiển sẽ kiểm tra tín h hiệu truyền về từ bộ phận shaker , nhàm đảm bảo shaker chuyển động đúng như giá trị cài đặt.
Cách tính lực thử nghiệm:
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, có 1 số công ty khi mua xong máy thử nghệm độ rung. Nhưng thiết bị mua xong lại không phù hợp nhu cầu điều kiện thử nghiệm Vì công suất thiết bị mới mua không đủ. Đây là lỗi tính toán trong quá trình chọn công suất của máy.
Các yếu tố dùng để tính lực thử nghiệm của máy rung:
F=(M1+M2+M3)*a*1.3 (vui lòng liên hệ để được tư vấn thêm LH: 0933 688 551 (Mr.thọ) zalo ).
Gia tốc lớn nhất:
Rất nhiều người khi lựa chọn máy thử nghiệm chấn động rung có đôi chút hiểu nhầm về khái niệm giá trị gia tốc lớn nhất này. Hiện tại các nhà sản xuất máy đo độ rung thường sản xuất máy theo yêu cầu của khách hàng.Khách hàng có nhu cầu khác nhau sẽ chọn loại máy và công suất thử nghiệm khác nhau.Trong quá trình sự dụng người dùng cần chú ý tới gia tốc của máy khi bao gồm trọng lượng bàn để mẫu.Nhưng nhiều trường hợp người dùng chỉ quan tâm đến gia tốc khi không tải.Như vậy khái niệm gia tốc lớn nhất trong máy kiểm tra thử nghiệm chấn động rung là gia tốc đã bao gồm trọng tải của bàn để mẫu.
Cách tính khoản cách dịch chuyển:
Khoản cách dịch chuyển của máy đo độ rung cũng là 1 yếu tố quan trọng. Căn cứ theo công thức sau có thể tính toán ra được khoản cách dịch chuyển.
D=A/(0.002*f2) : trong đó A là gia tốc , f: là tấn số.
Ví dụ : thử nghiệm có tần số thử nghiệm trong phạm vi 10-500Hz. Gia tốc 10G
Dựa vào công thức tính toán sẽ tính ra được khoản dịch chuyển tối thiểu là 50mm.Như vậy chúng ta cần chọn máy có độ dịch chuyển với 50mm trở lên.
Các loại thử nghiệm độ lắc rung:
Khi chọn máy cần căn cứ theo điều kiện thử hiện tại có các loại thử nghiệm như sau:
– Thử nghiệm chấn động SINE (thường là thử nghiểm đa điểm).
– Thử nghiệm chấn động RANDOM (chấn động tự do).
– Thử nghiệm chấn động công hưởng (RESONANCE SEARCH).
– Thử nghiệm chấn động sốc (SHOCK).
Các lưu ý khi chọn bàn thử nghiệm:
– Bàn thử nghiệm phải lớn hơn mẫu thử nghiệm.
– Chọn loại bàn có trọng lượng tương đối nhẹ, khi đó lực đẩy của máy sẽ nhẹ hơn.
– Hợp kim magiê sẽ nhẹ hơn hợp kim nhôm nên giá thành sẽ cao hơn.
– Tần suất cộng hưởng của bàn phải lớn hơn tần suất thử nghiệm.
Thử nghiệm chấn động cộng hưởng:
Thông thường các tổ hợp linh kiện sẽ có nhiều linh kiện tổ hợp lại với nhau. Vì mỗi một linh kiện có kích thước , trọng lượng , phương thức cố định khác nhau nên sẽ có tần số cộng hưởng và tỷ lệ phóng đại khác nhau. Do vậy để kiểm tra đặc tính cộng hưởng của các tổ hợp linh kiện này cần phải tiến theo đặc tính linh kiện để thử nghiệm.
Mô tả thử nghiệm cộng hưởng.
Để thực hiện thử nghiệm quét cộng hưởng cần biết phạm vi thử nghiệm. Cần xác định vị trí thử nghiệm trên linh kiện, lượng chấn động lớn nhỏ.Chú ý phạm vi đo lường ở đây chủ yếu chỉ là phạm vi đo lường của sản phẩm linh kiện phát sinh trong quá trình vận chuyển. Vùng đo ngoài phạm vi này có thể bỏ qua, vì các tần suất nằm ngoài vùng này tác động tới vật mẫu là rất nhỏ. Trong quá trình thử nghiệm phát hiện ra hiện tượng cộng hưởng. Lúc này sẽ căn cứ đặc điể quy cách sản phẩm để đánh giá mức độ hư hại của sản phẩm.Khách hàng cũng có thể cài đặt giá trị cộng hưởng cố định trong quá trình thử nghiệm. Nhằm để kiểm tra mức độ hư hại của sản phẩm tại các tần số cộng hưởng khác nhau. Căn cứ vào mức độ hư hại của sản để có phương án cái tiến chất lượng sản phẩm.
Thử nghiệm chấn động Random Vibration:
Trong quá trình vận chuyển sản phẩm sẽ phát sinh các chấn động, hoặc chấn động rung. Chấn động này gọi là chấn động tự do hay chấn động ngẫu nhiên (random vbration ). Trong cùng 1 thời gian với tần suất không giống nhau sẽ cấu thành các năng lượng chấn động khác nhau. Trong quá trình thử nghiệm chấn động random vibration ( chấn động ngẫu nhiên) sẽ xuất hiện các tần số thử nghiệm khác nhau trong cùng 1 thời gian. Do đó thử nghiệm random vibration sẽ xuất hiện 1 số tác động hư hại khác với thử nghiệm sine. Vì thử nghiệm chấn động Sine chỉ thử nghiệm tại 1 số tấn số chấn động cố định.
Điều kiện cần để thử nghiệm độ rung random vibration:
– Phạm vi tần suất thử nghiệm
– Mật độ cường độ thử nghiệm (power spectrum density PSD) : đơn vị G2/Hz.
– Thời gian thử nghiệm: phút hoặc giờ.